Với sự phát triển của công nghệ, con người hoàn toàn có thể mô phỏng hình ảnh của thế giới bên ngoài một cách chân thực qua các bản vẽ trong không gian đồ họa ba chiều. Để giúp cho công việc các nhà kiến trúc sư, họa sỹ và thiết kế đồ họa được hiệu quả hơn, những phần mềm vẽ 3D ra đời như một công cụ bổ trợ đắc lực, giúp họ có cái nhìn trực quan về công việc hàng ngày của mình.
Bạn đang xem: Top 6 phần mềm thiết kế đồ họa 3d dân design hay dùng
Hãy cùng Uplevo khám phá top những phần mềm thiết kế, mô phỏng đồ họa 3D chuyên nghiệp nhất trên thị trường qua bài viết dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cho mình công cụ hỗ trợ phù hợp nhất với bản thân.
Top 7 phần mềm vẽ 3D kiến trúc xây dựng chuyên nghiệp
Trước đây, kiến trúc sư gặp nhiều khó khăn khi thiết kế bản vẽ, bởi họ chỉ có giấy bút và bản vẽ dạng 2D. Ngày nay, có thêm những phần mềm vẽ 3D có thể giúp họ hình dung trực quan hơn về các công trình của mình trước khi chúng thực sự được xây dựng.
Dưới đây là danh sách 7 phần mềm thiết kế kiến trúc 3D chuyên nghiệp
1. Sketch
Up
Sketch
Up rõ ràng là phải nằm trong danh sách những phần mềm thiết kế 3D dành riêng cho dân kiến trúc.
Sketch
Up là một phần mềm mô phỏng đồ họa 3D vô cùng đơn giản. Chỉ bằng những thao tác qua các nút bấm, bạn có thể dễ dàng làm quen với phần mềm thiết kế này. Bên cạnh những tính năng cơ bản, Sketch
Up còn cho phép bạn cài thêm các extension phù hợp với nhu cầu của bạn.

Sketch
Up cung cấp hai phiên bản: Một phiên bản miễn phí với những tính năng cơ bản, và một phiên bản cao cấp với giá $299. Học sinh sinh viên có thể được giảm giá khi mua phần mềm.
2. Auto
CAD
Ra đời từ những năm 1982, Auto
CAD vẫn được coi như một tượng đài về phần mềm thiết kế đồ họa. Bản thân Auto
CAD cũng cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau cho giới thiết kế sáng tạo, trong đó có các hoạt động liên quan tới kiến trúc và xây dựng công trình thương mại.

Những tính năng đáng chú ý của Auto
CAD:
CAD, có thể yên tâm rằng bản thiết kế bạn dày công nghiên cứu được render một cách chân thực nhất có thể. Tùy chọn giảm chất lượng khi render cũng có sẵn, bạn không cần lo máy mình có đủ đáp ứng được hay không.
Auto
CAD có giá $1.575. Nếu bạn là sinh viên, có phiên bản miễn phí dành riêng cho bạn.
3. Revit
Revit là phần mềm vẽ đồ họa 3D chuyên nghiệp dành cho kiến trúc sư. Mục tiêu của phần mềm này rất rõ ràng: Là công cụ để một nhóm kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hợp tác để hoàn thành một dự án hoàn chỉnh.
Với phần mềm mang tính trực quan, mọi sự thay đổi của các thành viên tham gia dự án đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, kiến trúc sư A quyết định nâng trần tầng 1 của tòa nhà lên, toàn bộ kết cấu của các tầng trên sẽ bị thay đổi hoàn toàn.
Tính năng này giúp bản thảo đồ họa trở nên thực tế, trước khi thực sự được bắt tay vào xây dựng. Không chỉ quan tâm tới việc lên kế hoạch xây dựng, Revit còn theo dõi vòng đời của tòa nhà, từ lúc bắt đầu sử dụng cho tới khi xuống cấp và cần phải được tháo dỡ. Điều này đảm bảo an toàn cho việc xây dựng tòa nhà trên thực tế, giúp kiến trúc sư kiểm soát các yếu tố rủi ro không mong muốn.
Giá của Revit là $2.310. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể được cấp quyền sử dụng miễn phí phần mềm.
4. Archi
CAD
Đúng như tên gọi, Archi
CAD là phần mềm thiết kế và mô phỏng đồ họa 3D dành riêng cho dân thiết kế. Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Revit, Archi
CAD cũng cung cấp giải pháp tương tác giữa kiến trúc sư và kỹ sư trong quá trình thi công dự án.

Archi
CAD có giao diện hoàn toàn thích hợp trong việc đọc và thống kế các số liệu xây dựng. Khi render bản thiết kế, kiến trúc sư còn có thêm phần đổ bóng cho phần nội thất bên trong, tạo cảm giác “thật” khi nhìn vào bản vẽ.
Archi
CAD cung cấp phiên bản miễn phí có giới hạn. Với phiên bản đầy đủ, giá mua sản phẩm có thể lên tới $2000/năm.
5. TAD (The Architect’s Desktop)
The Architect’s Desktop (hay còn gọi là TAD) là một giải pháp thiết kế đồ họa 3D miễn phí. Phần mềm này chủ yếu để giải quyết các vấn đề kiến trúc sơ khai nhất, trước khi thực sự bắt tay vào thiết kế tòa nhà một cách chi tiết. Đây có lẽ là điểm giới hạn lớn nhất của phần mềm này so với các phần mềm khác.

Tuy vậy, điểm cộng lớn nhất của nó là: Miễn phí. Ngoài ra, với những kiến trúc sư có thiên hướng chỉ sử dụng các phần mềm vẽ 3D để bổ trợ cho hoạt động thiết kế mô hình trên thực tế, đây vẫn là một phần mềm tương đối là hữu dụng.
6. Free
CAD Arch
Với chức năng mô phỏng công trình kiến trúc dưới đồ họa 3D, Free
CAD Arch là đủ dùng với bất kỳ kiến trúc sư nào. Dù là phần mềm miễn phí, nhưng nó vẫn bao gồm một vài những lợi điểm như:
CAD Arch cho phép lưu lại quá trình sửa đổi mô hình. Bạn có thể quay về bất kỳ bản lưu nào, và sửa đổi chúng theo ý thích của mình.

Bạn không nên quá kỳ vọng việc một phần mềm miễn phí có thể render ra hình ảnh mang tính “thật”. Tuy vậy, quá trình render có thể nhẹ nhàng và không tốn quá nhiều thời gian hơn các phần mềm trả phí khác.
7. Dynamo
Dynamo là phần mềm thiết kế đồ họa 3D theo tham số (căn chỉnh kích thước các thành tố trong thiết kế). Điểm mạnh nhất của Dynamo, là nó là phần mềm dạng mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, giao diện của Dynamo khá là trực quan, giúp bạn có thể dễ dàng làm quen và mô phỏng đồ họa theo ý thích.
Top 8 phần mềm mô phỏng tạo mô hình 3D hàng đầu
Trong ngành thiết kế, việc mô phỏng hình dáng của các sản phẩm hữu hình, chuyển chúng thành hình ảnh đồ họa là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp các nhà thiết kế có được bức tranh chi tiết về đối tượng, mà còn rất hữu ích trong việc thuyết trình và cho khách hàng hình dung về những gì bạn đang thiết kế dưới góc nhìn trực quan nhất.
Dưới đây là top 8 phần mềm vẽ mô hình 3D chuyên nghiệp, được các nhà thiết kế hàng đầu thế giới lựa chọn sử dụng:
1. Clara.io
Clara là một phần mềm vẽ 3D online trên trình duyệt thuộc vào hàng top đầu hiện nay trên thị trường. Bạn muốn mô phỏng đồ họa dưới dạng 3D, Clara có đầy đủ các tính năng thiết kế dành riêng cho bạn, từ lắp ráp, tháo, cắt, ghép,… Ngoài ra, Clara còn có bản đồ UV biểu thị hình ảnh 3D dưới dạng lưới 2D (người ta còn gọi là UV mapping).

Nhưng không dừng lại ở đó, Clara còn có một tính năng mà hiếm có phần mềm nào có được: Kết nối các cộng sự, hợp tác trực tuyến trên một dự án thiết kế đồ họa 3D.
Cũng giống như Google Doc, hay Draw.io, Clara cho phép bạn chia sẻ quyền edit sản phẩm tới những người được cấp quyền. Giờ đây, bạn không còn phải lo lắng trước một khía cạnh thiết kế đang bí bách nữa. Vì đã có người chung tay giúp đỡ bạn.
Hiện Clara đang cung cấp gói miễn phí cho tất cả mọi người sử dụng. nếu muốn dùng phiên bản đầy đủ, bạn chỉ cần trả $100/năm. Thật quá hời cho một phần mềm đồ họa 3D đầy tiềm năng như Clara.io.
2. Poser
Không giống những phần mềm vẽ đồ họa 3D truyền thống, Poser cho phép bạn mô phỏng hình thể con người và các loài động vật thông qua các tùy chọn hình mẫu có sẵn trong phần mềm. Có cả tá lựa chọn dành cho bạn để tạo dựng khuôn mặt, khung tay, chân của đối tượng thiết kế.
Xem thêm: Tìm Hiểu Bút Vẽ Trên Máy Tính Phổ Biến Hiện Nay, Bạn Biết Chưa?
Không chỉ là một phần mềm thiết kế đồ họa 3D đơn thuần, Poser còn cho phép bạn xuất file, và tính chỉnh chúng ra các công cụ bổ trợ khác (như sử dụng đối tượng đã thiết kế chuyển sang 3Ds Max để tạo chuyển động cho vật thể chẳng hạn).
Nhìn chung, muốn mô phỏng đối tượng sống một cách chân thật nhất có thể, bạn có thể sử dụng Poser. Giá cho phần mềm này là $129,99 cho phiên bản thường, $349,99 cho phiên bản cao cấp.
3. Design
Spark
Design
Spark là phần mềm thiết kế tạo hình 3D nổi bật, dành cho dân chuyên trong thiết kế. Điểm mạnh lớn nhất của Design
Spark, là nó hoàn toàn miễn phí. Đó là chưa kể, giao diện của phần mềm này khá tương đồng với tượng đài Auto
CAD. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc khi sử dụng phần mềm vẽ 3D này hơn so với những công cụ khác.

Mặc dù tổng thể Design
Spark là miễn phí, một số tính năng bổ trợ được nhà sản xuất tính phí với mức cước rơi vào khoảng $835. Những tính năng này bao gồm: mở rộng định dạng file xuất/nhập; tùy chọn render;…
4. 3Ds Max
Nhắc đến phần mềm vẽ 3D chuyên nghiệp, bạn không thể bỏ qua 3Ds Max của Autodesk. Đây là phần mềm mà các nhà tạo hình công nghiệp, nhà hoạt họa, và các studio sản xuất phim và hoạt hình sử dụng cho sản phẩm sáng tạo của mình.
Ẩn trong 3Ds Max là hệ thống các tính năng chuyên sâu về tạo hình và mô phỏng đồ họa. Phần mềm phù hợp với mọi trường phái thiết kế, từ thiết kế theo thông số, theo lệnh spline (thiết kế theo các đường cong), hay theo bề mặt phẳng (surface).

Với 3Ds Max, bạn còn có thể chuyển dữ liệu thiết kế của mình lên dữ liệu đám mây. Nỗi lo về dung lượng dữ liệu thiết kế sẽ không còn nữa.
3Ds Max có giá sử dụng $1505 cho 1 năm. Các bạn sinh viên ngành thiết kế đồ họa có thể sử dụng miễn phí phần mềm dưới dạng education license (phiên bản cho học tập).
5. Blender
Bender là một phần mềm vẽ 3D mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Với Bender, bạn có thể tùy ý mô phỏng các vật thể, thiết kế hoạt họa, tạo dựng kỹ xảo,… Bender cung cấp cho bạn cả tá những tính năng cần thiết cho việc thiết kế, như tạo hình 3D, UV mapping, biên tập kỹ sản, mô phỏng khói và sương,…

Với những tính năng bổ trợ, bạn phải bỏ tiền để sử dụng chúng. Ngoài ra, Blender phù hợp với dân chuyên, hơn là những người mới chập chững thiết kế. Nếu bạn tự tin với kỹ năng của mình, đây là một phần mềm bạn không thể bỏ qua.
6. Meshmixer
Được coi như “con dao đa năng” dành cho các nhà thiết kế sử dụng trường phái mesh (tức thiết kế theo hệ thống mắt lưới trong 1 inch đồ họa), Meshmixer thực sự là phần mềm mô phỏng và in 3D toàn diện.
Với khả năng đọc lưới mesh siêu việt, nó có thể cho ra một bản mô phỏng hình ảnh vô cùng chân thật. Khi in 3D từ bản đồ họa trên Meshmixer, bạn có thể tự tin, rằng nó mô phỏng chính xác tới 90% vật thể thật.
Cùng xem đoạn clip sau để hình dung rõ hơn về quy trình thiết kế và in đồ họa 3D từ Meshmixer:
7. Make
Human
Make
Human là phần mềm thiết kế 3D chuyên dành để mô phỏng con người. Có đủ các thể loại mẫu cho bạn tùy chọn, từ thiết kế khuôn mặt nhân vật ra sao, chỉnh sửa khung người thế nào, kích cỡ chân tây,… Thậm chí, bạn còn có thể thiết kế trang phục cho nhân vật sao cho phù hợp với tính cách của họ.

Make
Human hoàn toàn miễn phí với mọi người dùng.
8. Photoshop CC
Nếu bạn nghĩ rằng Photoshop chỉ là một công cụ chỉnh sửa ảnh đơn thuần, thì bạn chưa khám phá 100% “công lực” ẩn sau người bạn đa năng này.

Dù không có những tính năng thực sự cho việc mô phỏng đồ họa 3D, bạn vẫn có thể nhập dữ liệu đã thiết kế từ những phần mềm khác, render hình ảnh và in nó dưới dạng 3D. Ngoài ra, nếu bạn muốn thêm những đường nét 2D cho bản thiết kế của mình, thì Photoshop là một lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn chưa thực sự quen với các thao tác trên những phần mềm vẽ 3D phức tạp, hãy thử sử dụng Photoshop một lần.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích về phần mềm vẽ và mô phỏng đồ họa 3D chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công và phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo trong hoạt động thiết kế.
Có rất nhiều phần mềm thiết kế đồ họa 3D mà bạn có thể thử qua. Tuy nhiên dưới đây là top những phần mềm được dân thiết kế chuyên nghiệp sử dụng nhiều nhất bởi những tính năng mạnh mẽ cũng như giao diện dễ sử dụng.
Dân thiết kế đồ họa 3D ngoài những kỹ năng về mỹ thuật nói chung, họ cần phải có những phần mềm chuyên dụng cho việc này. Thị trường phần mềm thiết kế đồ họa 3D trên thế giới rất cạnh tranh, và chỉ một vài ứng cử viên sáng giá nhất mới được dân thiết kế đồ họa 3D chuyên nghiệp dùng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm thiết kế đồ họa 3D miễn phí tốt nhất hiện nay thì có rất nhiều phần mềm thiết kế đồ họa 3D miễn phí trên mạng mà bạn có thể dowload về và dùng thử qua. Tuy nhiên dưới đây là gợi ý những phần mềm được nhiều dân chuyên nghiệp dùng nhất, nhờ có nhiều tính năng mạnh mẽ cũng như giao diện dễ sử dụng. Mời bạn tham khảo danh sách dưới đây để chọn được cho mình bộ công cụ phù hợp với nhu cầu làm việc và sử dụng của mình.
Top 5 phần mềm thiết kế đồ họa 3D chuyên nghiệp nhất hiện nay
1. Phần mềm thiết kế đồ họa Sketchup

Giao diện Sketchup
Không có dân thiết kế đồ họa 3D nào mà chưa từng nghe qua Sketchup. Đây là một ứng dụng có giao diện cực kì thân thiện với người dùng, dù bạn có là người dùng lâu năm hay chỉ mới tập tành dựng hình khối. Ai cũng có thể dễ dàng sử dụng Sketchup để thiết kế đồ họa 3D.
Điểm thú vị nhất của phần mềm thiết kế đồ họa 3D Sketchup là nó hoàn toàn miễn phí tải về. Người dùng có thể dùng hầu hết những tính năng mà phiên bản free này cung cấp. Nếu bạn cần nhiều plugin cao cấp hơn, bạn vẫn sẽ có option nâng cấp phần mềm Sketchup bằng việc trả phí.
2. Phần mềm Blender

Giao diện phần mềm thiết kế đồ họa
Blender
Blender là một ứng dụng tạo mô hình 3D miễn phí. Các tính năng thường được dân thiết kế đồ họa 3D sử dụng nhiều bao gồm dựng hình khối điêu khắc, dựng nhân vật hoạt hình, dựng hình photorealistic và chỉnh sửa video.
Đối với những người đã quen với việc thiết kế đồ họa 3D và sẵn sàng thử qua những mảng khó hơn, bạn cũng có thể dùng Blender để tạo các trò chơi 3D, chỉnh sửa video và mô phỏng thực tế (như chất lỏng, khói và tóc).
3. Phần mềm thiết kế đồ họa 3D Auto
CAD

Giao diện Auto
CAD
Auto
CAD là một trong những phần mềm thiết kế đồ họa 3D linh hoạt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đây vốn dĩ là phần mềm vẽ kỹ thuật, nhưng qua nhiều bản cập nhật, nó đã có thể xử lý hình khối 3D và được các kỹ sư tận dụng làm công cụ thiết kế đồ họa 3D.
Auto
CAD có hẳn một thư viện hướng dẫn sử dụng cho người mới. Hoặc nếu bạn là dân thiết kế đồ họa 3D lâu năm, muốn đổi sang dùng phần mềm này cũng nên xem qua thư viện video này để làm quen với các công cụ mới.
4. Phần mềm thiết kế đồ họa Rhino

Giao diện Rhino
Rhino là một phần mềm mô hình hóa dựa trên các đường cong 3D để tạo ra các mô hình toán học chính xác của bề mặt 3D. Do tính phức tạp và khả năng diễn giải mô hình 3D dựa trên toán học, Rhino được sử dụng trong kiến trúc, công nghiệp và thiết kế sản phẩm. Thỉnh thoảng nó vẫn được dùng để thiết kế media đa phương tiện và thiết kế đồ họa.
Phần mềm thiết kế đồ họa
Rhino cung cấp và toàn bộ thư viện các hướng dẫn trực tuyến, các lớp học trực tuyến, hướng dẫn đào tạo và nhiều thứ khác để giúp bạn bắt đầu sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa 3D này.
5. Phần mềm thiết kế đồ họa Revit

Giao diện Revit
Revit là sản phẩm của nhà Autodesk chuyên về thiết kế kiến trúc và kỹ thuật kết cấu, đặc biệt là xây dựng mô hình thông tin (BIM). Các tính năng của nó khá cao cấp và phức tạp nên thường những người thiết kế đồ họa 3D chuyên nghiệp mới sử dụng.
Tuy nhiên, nếu bạn đang họ những ngành liên quan đến kỹ thuật kết cấu và kiến trúc thì không nên bỏ qua phần mềm thiết kế đồ họa
Revit này đâu nhé.