Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp IMAS là phần mềm kế toán giúp các đơn vị Hành chính sự nghiệp thực hiện theo dõi, lưu trữ dữ liệu kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác và có tính bảo mật cao, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về kế toán hành chính, sự nghiệp.
Bạn đang xem: Phần mềm kế toán imas
Phần mềm Kế toán Hành chính sự nghiệp IMAS đã được Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật thuộc Cục Tin học - Bộ Tài chính nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thông tin mới nhất để xây dựng và phát triển phần mềm.
Phần mềm IMAS cập nhật kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất:
-Đáp ứng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Phần mềm IMAS được phát triển bằng công nghệ hiện đại:
- C# trên nền .Net Framework sử dụng cở sở dữ liệu Mã nguồn mở hàng đầu hiện nay là Postgre
SQL cho phép xử lý tác nghiệp chính xác, toàn vẹn dữ liệu, có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác, cài đặt dễ dàng, tốc độ xử lý nhanh, có tính bảo mật cao.
- Dễ sử dụng với giao diện nhập liệu thân thiện; lên báo cáo nhanh, chính xác. Dùng chuẩn dữ liệu Unicode theo chuẩn TCVN 6909:2001 - Bảng mã chuẩn theo quy định của Chính phủ.
- Được viết theo công nghệ Khách - Chủ (Client/server) và N-tiers, khai thác trên nhiều máy tính, hỗ trợ nhiều người sử dụng.
- Tương thích với các hệ điều hành Windows 7, Windows 8, Windows10…
- Xây dựng theo dạng phân hệ (Modular-based) nên có thể chạy độc lập từng phân hệ hoặc tích hợp chung trong một hệ thống.
Phần mềm IMAS được phân chia thành các module để xử lý các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến các phần hành kế toán:
- Kế toán cơ bản: Thực hiện các nghiệp vụ về Thu – Chi, Kho bạc theo từng khoản mục và nguồn kinh phí.
- Kế toán dự toán: Nhập dự toán được giao và theo dõi theo từng loại dự toán, từng khoản mục và nguồn kinh phí.
- Kế toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định: Cập nhật tăng, giảm, tính hao mòn, lưu trữ, theo dõi toàn bộ quá trình thay đổi tài sản.
- Kế toán vật tư hàng hóa: Phản ánh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa.
Phần mềm IMAS tích hợp các tiện ích:
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu an toàn, đơn giản và thuận tiện
- Công cụ tìm kiếm chứng từ đa dạng và thuận lợi, có thể quay trở lại chứng từ gốc bằng 1 kích chuột.
- Công cụ tìm, lọc, sắp xếp, nhóm, cộng tổng và cộng nhóm thông tin trong một danh sách: hỗ trợ bạn kiểm soát dữ liệu trong danh sách với hàng chục, hàng trăm ngàn mẫu tin một cách tiện lợi, nhanh chóng.
- Công cụ nhập dữ liệu đã có sẵn từ các file excel vào hệ thống và kết xuất dữ liệu hiện có ra Excel.
- Công cụ kiểm soát và ghi nhận thay đổi trong trong hệ thống chương trình.
Phần mềm kế toán Hành chính sự nghiệp IMAS nổi bật với những tính năng ưu việt như:
1. Về nền tảng công nghệ.
Phần mềm IMAS được phát triển bằng C# trên nền .Net Framework sử dụng cở sở dữ liệu Mã nguồn mở hàng đầu hiện nay là Postgre
SQL. Việc chọn C# và Postgre
SQL cho phép xử lý tác nghiệp chính xác, toàn vẹn dữ liệu, tính mở rộng cao, có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác; tốc độ cài đặt nhanh dễ dàng, tốc độ xử lý nhanh, có tính bảo mật cao, dễ sử dụng với giao diện nhập liệu thân thiện, lên báo cáo đẹp dùng chuẩn dữ liệu Unicodetheo chuẩn TCVN 6909:2001 - Bảng mã chuẩn theo quy định của Chính phủ.
Phần mềm IMAS được viết theo công nghệ Khách - Chủ (Client/server) và N-tiers, khai thác trên mạng máy tính, hỗ trợ nhiều người sử dụng.
Các giao diện của Phần mềm IMAS được ứng dụng theo kiểu GUI (Graphic Use Interface) và menu-driven.
Phần mềm IMAS cho phép kết nối và chia sẻ số liệu cho nhiều người dùng trong môi trường mạng cục bộ dưới hệ điều hành Windows server.
Phần mềm IMAS là một hệ chương trình ứng dụng có khả năng làm việc và truyền dữ liệu qua môi trường viễn thông (qua hệ thống đường thuê bao riêng leased-line hoặc qua đường dial-up, đường ADSL qua Modem hoặc qua mạng riêng ảo VPN, mạng diện rộng WAN).
Chương trình phần mềm IMAS được xây dựng theo dạng phân hệ (Modular-based) nên có thể chạy độc lập từng phân hệ hoặc tích hợp chung trong một hệ thống.
2. Về nghiệp vụ :
Phần mềm IMAS đảm bảo tuân thủ đúng các quy định và thông lệ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành và cập nhật theo các văn bản mới nhất quy định về kế toán HCSN.
Phần mềm IMAS xử lý, lưu trữ hệ thống các chứng từ kế toán phát sinh, và cho ra các sổ, thẻ và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán đơn vị HCSN:
Phần mềm đáp ứng được các đặc điểm đặc thù về qui trình quản lý tài chính kế toán của nhiều loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp khác nhau
Phần mềm IMAS được phân chia thành các module để xử lý các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến các phần hành kế toán như :
2.1 Kế toán cơ bản :
Đây là module cung cấp các chức năng để quản lý việc thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi NH – KB bằng VNĐ và ngoại tệ của đơn vị; theo dõi các khoản thanh toán, tạm ứng của cán bộ công chức cũng như các đơn vị bên ngoài có các giao dịch với đơn vị. Đồng thời module này cũng để cập nhật các bút toán hạch toán kế toán liên quan tới chi phí của đơn vị chi tiết theo từng khoản mục chi phí, từng nguồn kinh phí. Phần mềm IMAS cho phép:
- Cập nhật tất cả các bút toán phát sinh chỉ trong một màn hình cập nhật duy nhất. Đây là ưu thế của phần mềm IMAS giúp giảm thiểu các thao tác khi nhập liệu, việc cập nhật số liệu được đơn giản, rõ ràng nhưng vẫn bao quát được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị.
- Cập nhật các bút toán kép nhiều Nợ - nhiều Có, một Nợ - nhiều Có hoặc một Có - nhiều Nợ.
- Tự động hoá toàn bộ hoạt động kế toán, chương trình còn cho phép xử lý tự động đến từng bút toán nghiệp vụ. Đây cũng là chức năng ưu việt của IMAS, việc khai báo sẵn các bút toán nghiệp vụ sẽ hỗ trợ người sử dụng cập nhật được nhanh chóng, chính xác.
Các tài khoản kế toán có thể được theo dõi đến từng thông tin chi tiết như: nguồn kinh phí, đối tượng pháp nhân, đối tượng tập hợp, mục lục ngân sách, quỹ ...
Cho phép lập. xem và in các chứng từ kế toán như :phiếu thu, phiếu chi. giấy rút dự toán kiêm chuyển khoản , giấy rút dự toán kiểm lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi và phiếu kế toán.
Cho phép xem trước khi in tất cả các báo cáo.
Kết xuất báo cáo ra các tệp có khuôn dạng khác như Microsoft Excel, Text …
2.2 Kế toán dự toán
· Phần mềm IMAS có chức năng này cho phép cập nhật số dự toán kinh phí được giao của đơn vị chi tiết theo từng loại dự toán (dự toán chi hoạt động thường xuyên, dự toán hoạt động không thường xuyên...), từng nguồn kinh phí, từng loại khoản và khoản mục chi phí theo Mục lục ngân sách nhà nước. Phần mềm IMAS còn cho phép nhập nhật và quản lý việc nhập dự toán đó là dự toán đầu năm, dự toán bổ sung, dự toán nộp khôi phục, dự toán bị huỷ hay dự toán năm trước chuyển sang.
2.3 Kế toán vật tư hàng hoá :
Phân hệ kế toán vật tư hàng hoá cho phép quản lý hàng tồn kho như : nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm. Chức năng chính là cập nhật thực hiện và tính trị giá hàng tồn kho. Cụ thể :
Phản ánh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa. Phần mềm IMAS cho phép phản ánh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, hàng hóa theo các phương thức nhập xuất khác nhau như:
+ Nhập nguyên vật liệu, hàng hoá mua ngoài
+ Nhập nguyên vật liệu, hàng hoá chuyển kho
+ Nhập kho sản phẩm
+ Nhập kho hàng xuất bán bị trả lại.
+ Nhập khác.
+ Xuất bán hàng hóa
+ Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Xuất khác
+ Xuất chuyển kho.
Phần mềm IMAS cho phép người sử dụng tìm kiếm các loại hàng hoá hiện có trong hệ thống theo các tiêu thức sau: Số chứng từ; Ngày chứng từ; Tên hàng hoá ; Đối tượng pháp nhân ; Kho nhập xuất ; Phương thức nhập xuất ; Các chi tiết liên quan khác...
Phần mềm IMAS cho phép lập, xem và in các chứng từ liên quan như : Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Phần mềm IMAS cho phép hiển thị số dư tức thời khi nhập liệu từ đó giúp nắm được số lượng tồn kho nhanh chóng.
Cho phép nhập cùng một loại hàng hoá vào nhiều mã kho khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng.
Khi cập nhật phiếu xuất, chương trình sẽ kiểm tra và cảnh báo được số lượng hàng tồn kho ngay trong khi nhập liệu.
Tính đơn giá hàng xuất kho theo nhiều phương pháp: Bình quân tháng, bình quân liên hoàn, LIFO, FIFO
Phần mềm HCSN hỗ trợ một mặt hàng có nhiều đơn vị tính. Chức năng chuyển đổi và quy về đơn vị tính chuẩn cho phép theo dõi các thông tin nhập xuất của mặt hàng đó một cách chính xác hơn.
Phần mềm IMAS hỗ trợ tạo tự động các chứng từ nhập chuyển kho từ các chứng từ xuất chuyển kho nội bộ trong cùng đơn vị.
Phần mềm IMAS có chức năng cho phép in ra các chứng từ hàng hóa theo mẫu quy định hiện hành của Bộ Tài Chính và cho ra các Sổ, báo cáo phục vụ công tác kế toán và quản lý vật tư: Phiếu Nhập, phiếu Xuất, Sổ kho, Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn.
Kết xuất báo cáo ra các tệp có khuôn dạng khác như Microsoft Excel, Text …
2.4 Kế toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định
Phần mềm IMAS cho phép cập nhật mới, sửa, xóa các thẻ tài sản cố định. Phản ánh, ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài sản: mua mới, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn, đánh giá lại, điều chuyển giữa các đơn vị thành viên, kiểm kê cuối kì.
Phần mềm IMAS có chức năng cho phép cập nhật tăng, cập nhật giảm, thay đổi phương pháp hạch toán, thay đổi đơn vị sử dụng, hỗ trợ các phương pháp tính khấu hao theo tháng, năm, tỷ lệ, cho phép theo dõi và lưu trữ toàn bộ tiến trình thay đổi của tài sản theo từng chi tiết liên quan ….
Tính khấu hao, hao mòn và tự động tạo bút toán liên quan đến việc tính khấu hao.
Phần mềm IMAS có chức năng cho phép bạn in thẻ tài sản, các sổ và báo cáo theo mẫu quy định hiện hành của Bộ Tài Chính: Sổ TSCĐ, Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảng tính hao mòn TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ
2.5 Kế toán tổng hợp
Phân hệ kế toán tổng hợp là trung tâm tiếp nhận dữ liệu từ các phần hệ khác. Phân hệ này cho phép người sử dụng cập nhật các phiếu kế toán, tạo các bút toán cuối kỳ, lên các sổ sách kế toán và lập các báo cáo tài chính một cách thuận tiện và chính xác. Phần mềm IMAS có chức năng:
- Chỉnh sửa tất cả các bút toán của các phân hệ khác mà không cần truy cập vào màn hình cập nhật chứng từ của phân hệ đó.
- Khoá dữ liệu sau khi đã sửa: được quyền khoá dữ liệu của tất cả các phân hệ khác tránh hiện tượng dữ liệu không thống nhất vì bị sửa nhiều lần
- Có thể mở xem các loại báo cáo, sổ cái, sổ tổng hợp các loại tài khoản, các nội dung công việc theo tài khoản đối ứng, theo từng phần hành, theo từng đơn vị phụ thuộc.
Xem thêm: Địa Chỉ Khắc Chữ Trên Bút Máy Laser Giá Rẻ Uy Tín, Bút Khắc Tên Theo Yêu Cầu Tại Tp
- Cho phép lọc tìm các bút toán theo từ khoá trong một trường (cột) bất kỳ khi xem sổ kế toán chi tiết. Cho phép hiện lại màn hình nhập liệu của bút toán đó ngay khi nhắp chọn bút toán trong sổ kế toán để có thể sửa chữa mà không cần quay về Menu.
- Cho phép hạch toán tối thiểu 30 dòng trong mỗi bút toán hạch toán.
- Khi liệt kê các chứng từ hạch toán thuộc từng phần hành thể hiện trên màn hình những thông tin quan trọng như số phiếu thu, phiếu chi, số hợp đông, số hoá đơn (đối với sổ sách liên quan đến thuế)…
- Có chức năng thay đổi họ, tên của những người có trách nhiệm ký trên báo cáo, sổ kế toán…
- Có chức năng kết chuyển số dư cuối năm trước sang số dư đầu năm tiếp theo.
- Phần mềm IMAS có chức năng cho phép người sử dụng customize một số sổ chi tiết theo ý muốn về các chỉ tiêu in ra cũng như định dạng của báo cáo.
- Phần mềm IMAS cho phép người sử dụng khai báo các công thức lấy số liệu cho các báo cáo tài chính và quản trị, phù hợp với hoạt động của đơn vị HCSN.
- Phần mềm IMAS cho phép người sử dụng định nghĩa các báo cáo kế toán mới theo yêu cầu quản trị.
- Phần mềm IMAS có chức năng cho phép truy cập ngược các sổ tổng hợp về các sổ chi tiết.
- Hỗ trợ kết xuất các báo cáo ra các định dạng Word, Excel, PDF.
- Hệ thống báo cáo gồm có: Các sổ kế toán của từng phân hệ, sổ kế toán của phân hệ tổng hợp, các báo cáo riêng của các phân hệ và các báo cáo tài chính. Tất cả sẽ được thiết kế theo mẫu quy định của quyết định số 19/2006/QĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1 | Nhóm sổ quỹ, tiền gửi | Sổ quỹ tiền mặt | Đưa ra các báo cáo về tiền mặt bằng VNĐ | ||||||||||||||
2 | Sổ quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ | Đưa ra các báo cáo về tiền mặt bằng ngoại tệ | |||||||||||||||
3 | Sổ tiền gửi ngân hàng | Đưa ra các báo cáo về tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ | |||||||||||||||
4 | Sổ tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ | Đưa ra các báo cáo về tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ | |||||||||||||||
5 | Công nợ | Sổ chi tiết công nợ | Đưa ra các báo cáo chi tiết về công nợ | ||||||||||||||
6 | Bảng tổng hợp công nợ | ||||||||||||||||
7 | Sổ theo dõi tiền vay | Đưa ra các báo cáo chi tiết về tiền vay | |||||||||||||||
8 | Tài sản cố định | Sổ TSCĐ | |||||||||||||||
9 | Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng | ||||||||||||||||
10 | Bảng tính hao mòn TSCĐ | ||||||||||||||||
11 | Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ | ||||||||||||||||
12 | Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ | ||||||||||||||||
13 | Vật tư hàng hóa | Sổ kho Nguyên vật liệu | |||||||||||||||
14 | Sổ kho Hàng hóa | ||||||||||||||||
15 | Sổ chi tiết Vật liệu | ||||||||||||||||
16 | Sổ chi tiết hàng hóa | ||||||||||||||||
17 | Báo cáo Nhập – Xuất – Tồn. | ||||||||||||||||
18 | Tiền lương | Bảng thanh toán tiền lương | Đưa ra báo cáo chi tiết về bảng thanh toán tiền lương | ||||||||||||||
19 | Sổ kế toán tổng hợp | Nhật kí – Sổ cái | |||||||||||||||
20 | Chứng từ ghi sổ | ||||||||||||||||
21 | Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ | ||||||||||||||||
22 | Sổ Cái | ||||||||||||||||
23 | Sổ Nhật kí chung | ||||||||||||||||
24 | Bảng cân đối số phát sinh | ||||||||||||||||
25 | Sổ chi tiết các tài khoản | ||||||||||||||||
26 | Báo cáo đơn vị HCSN | Sổ theo dõi dự toán | |||||||||||||||
27 | Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí | ||||||||||||||||
28 | Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán | ||||||||||||||||
29 | Sổ chi tiết các khoản thu | ||||||||||||||||
30 | Sổ chi tiết chi hoạt động | ||||||||||||||||
31 | Sổ chi tiết dự án | ||||||||||||||||
32 | Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc | ||||||||||||||||
33 | Báo cáo thuế GTGT | Sổ theo dõi thuế GTGT | |||||||||||||||
34 | Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại | ||||||||||||||||
35 | Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm | ||||||||||||||||
36 | Báo cáo quyết toán | Bảng cân đối Tài khoản | |||||||||||||||
37 | Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng. | ||||||||||||||||
38 | Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động | ||||||||||||||||
39 | Báo cáo chi tiết kinh phí dự án | ||||||||||||||||
40 | Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN Hướng dẫn cách cập nhật chứng từ trên phần mềm kế toán IMAS1. Cách vào chứng từ kế toán– Vào Kế toán/Cập nhật chứng từ kế toán xuất hiện màn hình cập nhật như sau: ![]() 2. Giải thích cấu trúc của màn hình cập nhật chứng từ kế toán
3. Giải thích các thông tin trên màn hình cập nhật chứng từ kế toán3.1. Loại chứng từ:Trước khi tiến hành nhập liệu vào Chương trình Kế toán HCSN IMAS ĐẢNG, NSD phải tập hợp, phân loại được chứng từ và xác định các thông tin cần thiết liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đó NSD lựa chọn một mã loại chứng từ trong danh sách để chương trình hỗ trợ định khoản cho 1 vế của bút toán phát sinh và số chứng từ tự động tự động tăng tương ứng với mã loại chứng từ đó. Mã loại chứng từ trong chương trình IMAS ĐẢNG được chia thành:TM1- Phiếu thu tiền mặt VND:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến thu tiền mặt bằng Việt Nam Đồng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động định khoản vế Nợ của tài khoản 1111, và nhảy số chứng từ bắt đầu từ số T0001. TM2 – Phiếu chi tiền mặt VND:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến chi tiền mặt bằng Việt Nam Đồng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động định khoản vế Có của tài khoản 1111, và nhảy số chứng từ bắt đầu từ số C0001. NH1 – Giấy báo Có tiền gửi NH VND:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến ghi Nợ tiền gửi bằng Việt Nam Đồng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động định khoản vế Nợ của tài khoản 1121, và nhảy số chứng từ bắt đầu từ số BC001. NH2 – Giấy báo Nợ tiền gửi NH VND:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến ghi Có tiền gửi bằng Việt Nam Đồng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động định khoản vế Có của tài khoản 1112, và nhảy số chứng từ bắt đầu từ số BN001. KHAC – Chứng từ khác:Dùng để cập nhật các chứng từ không liên quan đến hai tài khoản 111,112. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động nhảy số chứng từ bắt đầu từ số K0001. NB01 – Chứng từ ghi Nợ tài khoản ngoài bảng:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến bên Nợ tài khoản ngoài bảng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động nhảy số chứng từ bắt đầu từ số NBN01. NB02 – Chứng từ ghi Có tài khoản ngoài bảng:Dùng để cập nhật các chứng từ liên quan đến bên Có tài khoản ngoài bảng. Nếu NSD chọn mã này chương trình tự động nhảy số chứng từ bắt đầu từ số NBC01. 3.2. Số chứng từ:Số của chứng từ phát sinh tương ứng với mã chứng từ đã lựa chọn. 3.3. Ngày chứng từ:Ghi ngày phát sinh chứng từ. 3.4.Ngày hạch toán:Ngày hạch toán ghi sổ của chứng từ phát sinh. 3.5. CTGS:Số chứng từ ghi sổ và ngày chứng từ ghi sổ của chứng từ phát sinh. 3.6. Đối tượng thanh toán (Mã đối tượng, Tên đối tượng, địa chỉ):Là đối tượng thanh toán của chứng từ. Nếu đối tượng đó thường xuyên liên quan đến các giao dịch kế toán thì cần phải theo dõi danh mục (khai báo 1 đối tượng trong danh mục đối tượng pháp nhân). Khi đó chỉ cần chọn mã danh mục trong danh sách đối tượng thanh toán chương trình sẽ tự động lấy ra được tên và địa chỉ tương ứng. Tuy nhiên trong trường hợp đối tượng thanh toán chỉ xuất hiện ít lần không cần theo dõi theo danh mục thì NSD có thể bỏ qua bước chọn mã đối tượng thanh toán trong hộp chọn, và sẽ nhập trực tiếp tên và địa chỉ của đối tượng đó vào ô Họ và tên và Địa chỉ. Phần đối tượng thanh toán này là thông tin không bắt buộc phải nhập. Nếu NSD có chọn hay nhập trực tiếp đối tượng thì khi in các chứng từ chương trình sẽ tự động lấy giá trị đó. Khi NSD chọn đối tượng thanh toán trong danh sách có sẵn và khi định khoản các tài khoản có chi tiết liên quan đến danh sách đối tượng phù hợp (tức đối tượng thanh toán nằm trong danh sách liên quan của tài khoản chọn) thì chương trình sẽ tự động lấy giá trị đã chọn ở trên để giảm thiểu thao tác cho người sử dụng. Khi NSD chọn hay nhập trực tiếp đối tượng thanh toán thì khi lên sổ quỹ tiền mặt sẽ cột diễn giải tự động lấy Tên đối tượng thanh toán + Phần nội dung của chứng từ. 3.7. Nội dung:Chứa nội dung chung của cả chứng từ. 3.8. Mã nghiệp vụ:Bạn cần chú ý đến 4 mã nghiệp vụ cơ bản là KB1, KB2, KB3, KB4 mà chương trình đã hỗ trợ. Chi tiết: + Rút tạm ứng có dự toán : KB2.11 ( Nợ TK 1111/ Có TK 5111) – Nếu thực chi đồng thời ghi Có TK 008. + Nghiệp vụ tính lương hàng tháng: KB1.11 (Nợ TK 61111/ Có TK 334) Đây là thông tin không bắt buộc, nếu trong quá trình sử dụng mã nghiệp vụ để trống thì chương trình sẽ tự động nhận mã là KB1 – thực chi. Khi NSD chọn mã nghiệp vụ thì sẽ căn cứ vào danh mục nghiệp vụ chương trình sẽ tự động định khoản theo danh mục nghiệp vụ. Tuy nhiên, với một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh NSD bắt buộc phải nhập mã nghiệp vụ. Cụ thể là: + Trường hợp liên quan đến các chứng từ kho bạc: NSD phải xác định chứng từ nhập vào là thực chi, tạm ứng có dự toán hay tạm ứng không có dự toán. + Trường hợp nhập các bút toán điểu chỉnh mục khi thanh toán tạm ứng với kho bạc phải chọn mã nghiệp vụ là KB1.3. + Trường hợp kinh phí giảm nộp trả: NSD phải phân biệt 2 nghiệp vụ là Kinh phí ghi giảm (KB4.1) và Kinh phí nộp khôi phục (KB4.2). Vì hai nghiệp vụ này có chung định khoản nhưng tính chất khác nhau và được thể hiện trên hai chỉ tiêu khác nhau của báo cáo tài chính. 3.9. ChươngLựa chọn mã Chương của đơn vị đã khai báo trong danh mục Chương. Mặc định sẽ luôn lấy mã Chương ngầm định. 3.10. Loại khoảnLựa chọn mã Loại Khoản thích hợp trong danh mục Loại Khoản đã khai báo. Để giảm thiểu thao tác nhập liệu chương trình sẽ tự động nhận giá trị mã Loại Khoản ngầm định đã thiết lập và NSD có thể thay đổi. 3.11. Hiện thông tin hóa đơnNhập số hóa đơn và ngày hóa đơn (được mặc định theo ngày, tháng, năm hiện tại). 3.12. Tài khoản Nợ/Có:Ghi số hiệu của tài khoản phát sinh Nợ hoặc Có tương ứng với tương ứng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số hiệu của TK Nợ/ Có được chương trình khai báo sẵn trong Danh mục tài khoản. Khi NSD chọn mã chứng từ và mã nghiệp vụ, chương trình sẽ hỗ trợ phần định khoản theo mã đã khai báo sẵn. 3.13. Cập nhật chỉ tiêu ngoại tệ:Dùng để nhập các thông tin về chỉ tiêu ngoại tệ liên quan đến chứng từ phát sinh. Các chỉ tiêu ngoại tệ bao gồm: Mã ngoại tệ, tỷ giá thực tế. Tỷ giá hạch toán sẽ tự động lấy trong danh mục tiền tệ. Số tiền VNĐ = Tỷ giá ngoại tệ * lượng ngoại tệ. 3.14. Số dòng:Là tiện ích của chương trình thông báo cho NSD biết chứng từ hiện tại đang có bao nhiêu dòng chi tiết. 3.15. Tổng cộng:Là tiện ích của chương trình thông báo cho NSD biết tổng số tiền của chứng từ hiện tại. 4. Cách nhập một sôố chứng từ mới trên phần mềm IMAS– Bước 1: Vào Kế toán/Nhập chứng từ kế toán và chọn nút chức năng thêm mới Thêm mới, lúc này con trỏ nhảy vào ô loại chứng từ. – Bước 2: Chọn mã loại chứng từ tương ứng với nghiệp vụ phát sinh cần nhập Trường hợp NSD muốn nhập chứng từ ghi sổ ngay khi nhập chứng từ thì chọn phím bất kỳ rồi chọn Enter để hiện danh sách chứng từ ghi sổ. Nếu chưa tồn tại số CTGS liên quan, NSD chọn F9 để quay lại màn hình nhập danh mục chứng từ ghi sổ để thêm mới và chọn Enter để lựa chọn giá trị. Trường hợp NSD muốn định kỳ vào chứng từ ghi sổ thì sẽ bỏ qua ô nhập số chứng từ ghi sổ. – Bước 4: Nhập số tiền – Bước 5: Chọn nút Lưu để lưu các thông tin đã cập nhật. Sau khi lưu xong, chứng từ đó sẽ tạo thành một dòng trong phần danh sách chứng từ. |